Sốt xuất huyết - Nỗi lo bùng phát thành đại dịch tại Việt Nam

Sốt xuất huyết - Nỗi lo bùng phát thành đại dịch tại Việt Nam

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại Việt Nam. Căn bệnh này xuất hiện theo mùa và rất dễ lây lan nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời. Sốt xuất huyết gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết bắt nguồn từ một loại siêu vi trùng có trong muỗi vằn gây ra. Bệnh sẽ lây lan sang người khi bị loài muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Khi visus mầm bệnh vào trong cơ thể người chúng sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong thời gian này, nếu như loài muỗi vằn không mang mầm bệnh hút máu người bệnh thì virus sẽ được truyền qua cho muỗi.

Loài muỗi vằn mang virus phát triển mạnh ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Ngày xưa, muỗi cần nhờ vào những vũng nước mưa hay ao tù để sinh sản đẻ trứng thì ngày nay các hồ nước nhân tạo, bể chứa nước là môi trường tốt để muỗi sinh sôi.

Các triệu chứng giúp nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Khi người bệnh mắc sốt xuất huyết sẽ có 2 trường hợp là xuất huyết bên ngoài và xuất huyết nội tạng. Thời kì ủ bệnh sau khi bị muỗi đốt là từ 3 - 6 ngày, có nhiều trường hợp kéo dài đến 15 ngày. Cả xuất huyết bên ngoài hay xuất huyết nội tạng đều có những biểu hiện ban đầu như: sốt cao, người mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau họng, tiêu chảy.

sốt xuất huyếtTriệu chứng sốt xuất huyết

Trường hợp xuất huyết bên ngoài là thể nhẹ của bệnh và thường không gây tổn thương nhiều đến cơ thể. Sau khi hạ sốt, cơ thể sẽ xuất hiện dạng phát ban đỏ trên da, có thể gây ngứa và nóng rát. Ban đầu, phát ban sẽ xuất hiện ở tay chân, mặt sau đó lan dần đến các vùng khác trên cơ thể. Vài ngày sau các nốt ban sẽ tự biến mất và cơ thể sẽ khỏi hẳn bệnh.

Đối với trường hợp xuất huyết nội tạng và thể nặng của bệnh. Hai dạng xuất huyết nội tạng thường gặp là xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não. Người bệnh bị xuất huyết đường tiêu hóa sẽ đi ngoài ra máu tươi sau giai đoạn sốt cao. Trên da sẽ xuất hiện các nốt chấm đỏ, da xanh tái.

Trường hợp xuất huyết não là dạng khó nhận biết nhất vì không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên đây cũng là dạng xuất huyết nặng và nguy hiểm nhất. Người bệnh bị xuất huyết não thường sẽ bị đau đầu, tê liệt tay chân hoặc liệt nửa người. Sau khi tình trạng bệnh diễn biến nặng sẽ dẫn đến hôn mê và sau đó tử vong. 

Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết còn có một thể dạng nặng nhất thường được gọi là hội chứng sốc dengue. Người bệnh bị hội chứng sốc dengue sẽ có tất cả các triệu chứng của bệnh xuất huyết bên ngoài. Đi kèm theo đó là hiện tượng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu dẫn đến máu chảy ồ ạt, huyết áp hạ dần. Trường hợp này thường xảy ra ở người bệnh đã có tiền sử nhiễm sốt xuất huyết, lúc này cơ thể đã tự tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên virus. Nếu trẻ em gặp hội chứng này sẽ gây tử vong nhanh chóng hơn so với người lớn.

Những lưu ý quan trọng trong phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của giới chuyên môn, bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây biến chứng cực kì cao và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm sốt xuất huyết nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm và xác định độ nặng nhẹ của bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi người bệnh phát sốt và sốt cao kèm đau đầu, nhức mỏi tay chân, cơ thể yếu ớt thì biện pháp điều trị duy nhất là hạ sốt và bù nước cho người bệnh. Giai đoạn này có thể điều trị tại nhà và thời gian biểu hiện sốt kéo dài từ  2 - 7 ngày.

Trong trường hợp hạ sốt và bù nước bằng đường uống không mang lại kết quả cải thiện, người bệnh tiếp tục xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc thì cần đưa người bệnh nhập viện ngay để có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như tay chân lạnh, khó thở, mạch yếu thì đây là lúc bệnh trở nặng và cần theo dõi kỹ lưỡng nhất.

sốt xuất huyếtPhòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị, phương pháp điều trị duy nhất là điều trị theo triệu chứng. Chính vì vậy, cách tốt nhất vẫn là phòng tránh bệnh, hạn chế bị muỗi đốt, đặc biệt là vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm. Một số lưu ý quan trọng để hạn chế muỗi vằn là:

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, hạn chế chất đồ ở các ngóc ngách trong nhà
  • Không nên trữ nước trong các vật dụng như chum, vại, xô, chậu
  • Nếu nhà gần các khu vực tù túng, ao hồ cần phun thuốc diệt muỗi định kì để tiêu diệt mầm bệnh
  • Phát quang bụi tậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người với trung gian là muỗi vằn và có nguy cơ biến chứng rất cao. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể phòng tránh bằng các phương pháp diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt. Chính vì vậy, mọi người cần chủ động phòng ngừa để tránh việc lây lan thành đại dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.