Bệnh đậu mùa khỉ liệu có nguy cơ trở thành đại dịch trong tương lại?

Bệnh đậu mùa khỉ liệu có nguy cơ trở thành đại dịch trong tương lại?

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan ra nhiều khu vực thay vì chỉ xuất hiện ở Tây Phi như trước đây và số trường hợp mắc gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này không có nguy cơ trở thành đại dịch trên toàn thế giới như Covid-19 vì loại virus này không lây lan nhanh như Sars Cov-2.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm do một loại virus cùng tên gây ra, thuộc họ hàng của virus đậu mùa thông thường. Căn bệnh này bắt nguồn từ khu vực Tây Phi và lây lan từ động vật sang người.

Bệnh có nguy cơ lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bênh đậu mùa khỉ thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao. Mặc dù có nguy cơ lây lan nhưng tỉ lệ tử vong khá thấp nên các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này sẽ không bùng thành những đợt dịch lớn. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải hết sức đề phòng vì virus có thể biến chủng và thay đổi theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: sốt cao, đau cơ, phát ban,... Hiện nay, hầu hết các ca mắc bệnh được ghi nhận đều có biểu hiện sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và cơ thể yếu ớt. Thông thường bệnh kéo dài từ 2 - 4 tuần và thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày.

bệnh đậu mùa khỉBệnh đậu mùa khỉ

Quá trình nhiễm bệnh sẽ chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 5 ngày với triệu chứng đặc trưng là sốt, nhức đầu, nổi hạch, đau cơ và suy nhược cơ thể. Trong đó, triệu chứng nổi hạch sưng hạch bạch huyết là triệu chứng điển hình để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các căn bệnh khác.

Sau khi trải qua giai đoạn 1, bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn hai với các triệu chứng là phát ban trên da. Trong thời gian phát ban sẽ có thể xuất hiện mụn có mủ nước, bắt đầu từ vài nốt đến hàng nghìn nốt trên cơ thể. Mỗi nốt mụn sẽ có mủ bên trong, khi được điều trị đúng cách chúng sẽ đóng vảy và tiêu biến dần để da trở về trạng thái bình thường.

Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ

Theo các tổ chức y tế, hiện nay chưa có giải pháp đặc trị nào dành cho căn bệnh đậu mùa khỉ. Vắc xin phòng ngừa hiện cũng đang trong quá trình nghiên cứu và điều chế. Vì vậy có thể nói rằng bệnh đậu mùa khỉ khá nguy hiểm đối với cơ thể người. 

bệnh đậu mùa khỉCẩn trọng với bệnh đậu mùa khỉ

Đặc biệt, WHO cảnh báo đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn so với thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bên cạnh đó, nguy cơ tử vong ở những đối tượng này cũng cao hơn so với người lớn. 

Ngoài các triệu chứng cơ bản, bệnh đậu mùa phổi có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm mô não, nhiễm trùng giác mạc dẫn đến mất thị lực.

Biện pháp phòng tránh và điều trị đậu mùa khỉ

Mặc dù chưa có vắc xin đặc trị đậu mùa khỉ tuy nhiên dữ liệu nghiên cứu cho thấy vắc xin phòng bệnh đậu mùa đạt hiệu quả tới 85% trong việc phòng bệnh. Hiện nay một số nước Châu Âu đang tái khởi động tiêm vắc xin phòng đậu mùa cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao.

bệnh đậu mùa khỉPhòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Ngoài tiêm vắc xin phòng bệnh, việc giữ thói quen sống lành mạnh và sạch sẽ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh sự lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. 

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật, đặc biệt là động vật hoang dã.
  • Nên ăn chín uống sôi thay vì ăn các loại thực phẩm tái, sống không đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài gặm nhấm, động vật linh trưởng.
  • Khi phát hiện người nhiễm bệnh nên đưa đến cơ sở y tế để thực hiện chữa trị, hạn chế dùng chung đồ và tiếp xúc gần với người bệnh.

Tóm lại, đậu mùa khỉ là bệnh nguy hiểm tuy nhiên chưa có khả năng lây lan trên diện rộng và phát tán nhanh chóng. Dẫu vậy, giới chức y tế các nước trên thế giới cũng đang vào trang thái chuẩn bị những phương án tốt nhất để ứng phó với dịch bệnh.

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.