Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế Covid-19

Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế Covid-19

Theo nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh thành phần Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế Covid 19.

Bên cạnh các biện pháp cách ly, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên thì tăng cường hệ miễn dịch chính là chìa khóa giúp cho chúng ta chống lại COVID 19. Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cũng như các tác dụng bảo vệ hệ thống gan, thận, tim mạch, hô hấp, thần kinh… Với những công dụng tuyệt vời đó, đông trùng hạ thảo đang được ưu ái là lựa chọn bảo vệ sức khỏe trong bối cảnh dịch bệnh vô cùng phức tạp.

Hệ miễn dịch - áo giáp phòng bệnh của cơ thể người

Tại sao hệ miễn dịch lại quan trọng? Cùng tìm hiểu cơ chế chống virus của hệ miễn dịch, áo giáp phòng bệnh của cơ thể con người.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch được xem như tấm áo giáp giúp bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày.

Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày.

Ảnh minh họa

Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, có chức năng tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

Hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:

  • Amidan cổ họng
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Tủy xương
  • Da
  • Hạch bạch huyết
  • Lá lách
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Vai trò của hệ miễn dịch

1. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường xung quanh.

Quá trình Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống miễn dịch có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm. Đó là lý do tại sao việc tăng cường hệ thống miễn dịch trong thời điểm COVID-19 là cực kỳ quan trọng và thiết yếu.

2. Hệ miễn dịch tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Từ khi sinh ra, con người đã có một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định. Theo thời gian, chúng sẽ được cải thiện dần. Đối với trẻ em, khi bị cảm thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai.

Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vaccin hoạt động.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

Phương thức xâm nhập của virus vào cơ thể

Khi virus tấn công vào cơ thể, trước tiên chúng phải vượt qua lớp màng bảo vệ đầu tiên: da, niêm mạc ở mũi, miệng hay ruột, sau đó tấn công vào tế bào.

Virus có thụ thể được xem như chìa khóa mở cánh cổng lớp màng tế bào để chui vào đó. Chúng bắt tế bào phải sản xuất theo mã di truyền của chúng và nhân bản lên hàng nghìn hàng triệu lần. Cho đến khi vỡ tung tế bào, hàng triệu virus lại tiếp tục lan sang tấn công các tế bào khác.

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ bằng liên kết protein S (chìa khóa) trên bề mặt virus với thụ thể ACE2 (ổ khóa) trên bề mặt tế bào. Ngoài phổi, ACE2 còn nằm trong các mô khác bao gồm tim, gan, thận và các cơ quan tiêu hóa.

Vì vậy, những bệnh nhân mắc virus này ngoài khó thở do tổn thương phổi còn bị biến chứng như tổn thương cơ tim cấp tính gây rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, đi ngoài, sốc và tử vong do hội chứng rối loạn đa chức năng. Càng nguy hiểm hơn đối với bệnh nhân đã có bệnh nền mạn tính: tim mạch, tiểu đường…

Hoạt động của hệ miễn dịch khi virus xâm nhập

Các thực bào trong hệ miễn dịch được xem như những anh lính biên phòng có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới. Khi virus xâm nhập cơ thể, các thực bào lao đến tấn công virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập.

Ngay sau đó, các “anh lính” này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.

Vì số lượng hạn chế nên các thực bào không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Vì nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp virus Corona, do hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến sốt quá cao (40 độ C) gây tổn thương các mô khác, do đó cần chú ý hạ sốt cho người bệnh.

Thông tin virus được “anh lính thông tin” là tế bào tua mang xác virus về doanh trại ở các hạch để cấp trên là tế bào lympho B và T phân tích tìm chiến lược đối phó.

Hai “vị tướng” này sẽ thử các loại vũ khí (kháng thể) có khả năng gắn kết vào lớp ngoài của virus. Khi tìm được vũ khí phù hợp thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể.

Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác. Các kháng thể này còn là vật chỉ điểm virus để các anh lính thực bào lao đến tấn công. Những tế bào nào đã nhiễm virus bên trong thì sẽ bị tế bào T và tế bào sát thủ tự nhiên NK tìm đến tiêu diệt.

Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập thì cơ thể có ngay vũ khí chống lại mà không phải chờ lâu.

Nếu chúng ta có hệ miễn dịch tốt thì chỉ trong một tuần cơ thể đã tự tiêu diệt virus để chúng ta khỏi bệnh. Phản ứng của hệ miễn dịch càng nhanh thì hiệu quả tiêu diệt virus càng cao, giảm tổn hại do virus gây ra cho cơ thể.

Do vậy, việc củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh khi vẫn chưa tìm được thuốc và vaccin phù hợp cho dịch bệnh mới.

Đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế COVID-19

Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn của Đông y và Y học hiện đại

Vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bản thảo cương mục lập di (1765), đông trùng hạ thảo được ghi là một vị thuốc vào tài liệu thuốc đông y.Theo tài liệu cổ này, đông trùng hạ thảo có tác dụng như sau:

Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn vào hai kênh phế và thận, có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người ốm, ích phế, bổ thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư hao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng đau mỏi gối, di tinh, đau tim.

Theo tài liệu Đông y, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn vào hai kênh phế và thận, có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người ốm, ích phế, bổ thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư hao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng đau mỏi gối, di tinh, đau tim.

Ngày nay dưới sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã chứng minh được những công dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo.

Theo nghiên cứu công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms), đông trùng hạ thảo có khả năng hỗ trị ung thư, chữa các bệnh liên quan đến thận, tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống mệt mỏi. Đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi, tim, gan…

Các thành phần dược dưỡng của đông trùng hạ thảo

Hai thành phần dược dưỡng luôn được nhắc tơi khi nói về đông trùng hạ thảo là Adenosine, Cordycepin. Cordycepin giúp hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ đường huyết, diệt tế bào độc T. Còn Adenosine có chức năng thúc đẩy giấc ngủ, điều tiết lưu lượng máu, giãn mạch, trẻ hóa làn da.

Cordycepin giúp hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ đường huyết, diệt tế bào độc T,…

Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo có chứa nhiều thành phần dược dưỡng rât tốt cho cơ thể như:
- Cordiceptic acid: Ổn định tuần hoàn máu, sản sinh hồng cầu, cải thiện sức đề kháng
- Hydroxythyl – adenosine: tổng hợp dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa
- Nhóm hoạt chất HEAA: Kháng khuẩn kháng virus, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

17 Acid amin & các vitamin khác nhau: Nâng cao sức khỏe, cải thiện cơ chế, tăng cường chức năng của các hệ cơ quan

Đông trùng hạ thảo và chức năng tăng cường hệ miễn dịch

Với các thành phần dược dưỡng trên, đông trùng hạ thảo có công dụng tăng cường các hoạt động của hệ miễn dịch, đặc biệt là ở người già khi hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm. Người sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên sẽ luôn khỏe mạnh, ít gặp các bệnh viêm nhiễm thông thường.

Đông trùng hạ thảo không chỉ kích thích hệ miễn dịch mà còn, kỳ diệu thay, có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Năm 1996, các nhà khoa học đã thật sự kinh ngạc khi phát hiện chính loại dược liệu (đông trùng hạ thảo) họ sử dụng bấy lâu để kích thích hệ miễn dịch (giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể) cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch (vốn rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương).

Nghiên cứu về khả năng ức chế Covid 19 của đông trùng hạ thảo

Với những thành phần dược dưỡng mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, các nhà khoa học đang đề xuất đông trùng hạ thảo là một giải pháp ức chế Covid 19.

Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế Covid 19

Cho đến nay, vẫn chưa có vaccin hoặc thuốc kháng virus cụ thể đã được chứng minh lâm sàng để phòng ngừa và điều trị đại dịch COVID-19. Do tình hình nghiêm trọng và sự lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới của SARS-CoV-2; Những nỗ lực khẩn cấp và bổ sung từ các nhà nghiên cứu là cần thiết để tìm ra các tác nhân điều trị và các phương pháp phòng ngừa mới.

Các loại thuốc như hydroxychloroquine, arbidol, remdesivir và favipiravir hiện đang được thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả và độ an toàn của chúng trong điều trị COVID-19 và một số kết quả đầy hứa hẹn đã đạt được cho đến nay (Aanouz và cộng sự, 2020; Dong và cộng sự, 2020; Boopathi và cộng sự, 2020).

Theo các nghiên cứu trước đây, Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng kháng virus mạnh mẽ ở người bao gồm virus cúm, virus suy giảm miễn dịch, virus bệnh bạch cầu ở murine, virus thực vật và virus epstein-barr (Chanda và cộng sự, 2015; Ohta và cộng sự, 2007; Ryu và cộng sự, 2014 ). Dựa trên các nghiên cứu kháng virus này, Cordycepin trong đông trùng hạ thảo được đánh giá có tiềm năng ức chế chống lại SARS-CoV-2.

Cordycepin và các chất tương tự liên quan của nó trong đông trùng hạ thảo có tác dụng đáng kể đối với sức khỏe lâm sàng (Liu và cộng sự, 2015). Các tác dụng này bao gồm tác động lên hệ thống gan, thận, tim mạch, hô hấp, thần kinh, tình dục, miễn dịch, bên cạnh các hoạt động chống ung thư, kháng virus, chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn (Tuli và cộng sự, 2014). Các hoạt động kháng virus mạnh mẽ của cordycepin và các chất tương tự trong đông trùng hạ thảo  đã được báo cáo chống lại nhiều loại virus gây bệnh cho người (Chanda và cộng sự, 2015; Ohta và cộng sự, 2007; Ryu và cộng sự, 2014).

Theo nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh thành phần Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế Covid 19

Do đó, dựa trên các tương tác phân tử mạnh mẽ của cordycepin trong đông trùng hạ thảo với protein tăng đột biến SARS-CoV-2 và các protease chính ngoài việc ức chế polyadenyl hóa được báo cáo; cho thấy tiềm năng cao hơn của cordycepin để ức chế sự xâm nhập và nhân lên của virus vào cơ thể vật chủ.

Hiện nay, cộng đồng các nhà khoa học thế giới đang tiến hành các nghiên cứu lâm sàng để kiểm tra tính hiệu quả và an toàn trong điều trị COVID19 từ đông trùng hạ thảo. Hơn nữa, với những lợi ích sức của cordycepin trong đông trùng hạ thảo bao gồm tác dụng bảo vệ hệ thống gan, thận, tim mạch, hô hấp, thần kinh, miễn dịch,… đang hỗ trợ cho nghiên cứu về phục hồi giai đoạn sau khi nhiễm COVID-19.

Tags: Covid-19
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.