Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đầu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đầu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Mới đây, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy bệnh đậu mùa khỉ là gì, triệu chứng khi mắc bệnh ra sao và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Dr Trung tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do loại vi rút cùng tên gây ra. Bệnh có thể truyền nhiễm từ động vật sang người và cả từ người sang người.

Trước đây, đậu mùa khỉ được phát hiện ở chủ yếu ở Châu Phi. Đến 2003, đợt dịch đầu tiên được phát hiện ở ngoài vùng lãnh thổ Châu Phi là Hoa Kỳ. Sau đó tiếp tục được phát hiện ở các quốc gia khác như Anh, Singapore,...

Từ tháng 5/2022 đến nay bệnh đậu mùa khỉ có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các ca bệnh tại 12 quốc gia ở Châu Âu. Đến tháng 7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến tháng 8/2022 đã ghi nhận trên 35.000 ca mắc đậu mùa khỉ tại 92 quốc gia, trong đó có 12 trường hợp tử vong.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng tuỳ thuộc vào sức đề kháng và tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Những người có nguy cơ cao gặp triệu chứng nặng bao gồm phụ nữ đang mang thai, trẻ em và người có hệ miễn dịch kém.

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh đậu mùa khỉ là sốt và đau đầu dữ dội ở 1 - 2 ngày đầu. Sau khi sốt thuyên giảm, triệu chứng sẽ chuyển sang đau cơ, đau lưng, sưng hạch, suy nhược, sau đó sẽ xuất hiện phát ban. Các nốt phát ban thường tập trung ở mặt, lòng bàn tay, chân, miệng, bẹn và CQSD. Chỗ phát ban sẽ hình thành mụn nước, mụn mủ.

Thông thường các triệu chứng sẽ kéo tài từ 2 - 3 tuần, đối với triệu chứng nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần còn những triệu chứng nặng cần phải được chăm sóc và theo dõi tại cơ sở y tế để đề phòng biến chứng bệnh và hạn chế nguy cơ tử vong do biến chứng. Một số biến chứng ở bệnh đậu mùa khỉ là viêm phổi, nhiễm trùng da, mắt,...

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và cả từ người sang người. Đối với động vật, khi con người tiếp xúc không có bảo hộ hoặc ăn phải thịt động vật bị nhiễm bệnh thì sẽ bị lây lan dịch. Đối với người, con đường lây lan là do tiếp xúc gần thông qua mặt, da, miệng và cả QHTD. 

Bên cạnh đó, khi người khoẻ mạnh dùng chung các vật dụng như chăn, quần áo, ga gối, bát đĩa,... hoặc sống chung môi trường với người bị nhiễm bệnh cũng có thể bị lây lan do hít phải vảy da hoặc tiếp xúc với vi rút từ các dụng cụ.

Các cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần hạn chế tiếp xúc gần với những người nghi nhiễm hoặc đã được xác định mắc bệnh. Cần vệ sinh, khử trùng khu vực đang sinh sống, tránh tiếp xúc chung không gian và dùng chung vật dụng với những người đang mắc bệnh.

phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉPhòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cơ thể khoẻ mạnh có thể hạn chế nguy cơ bị mắc đậu mùa khỉ. Mọi người có thể nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên, hạn chế các loại có hại cho sức khoẻ như rượu bia, thuốc lá,... Để hiệu có quả tốt hơn, có thể dùng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có chức năng tăng cường sức đề kháng như đông trùng hạ thảo để cung cấp các dưỡng chất, vitamin cho cơ thể khoẻ mạnh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, người bị suy nhược hoặc người mới ốm dậy.

Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang còn rất nhiều ẩn số chưa được giải đáp rõ ràng. Chính vì vậy, hãy chủ động trong việc phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình nhé.

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.